ĐỊA LÝ

Là một tỉnh Bắc Tây Nguyên phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và phía Tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới Gia Lai là đầu mối giao thông quan trọng nối Tây nguyên với các tỉnh khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ.

Gia Lai là đầu nguồn của nhiều con sông đổ về miền duyên hải và Campuchia như sông Ba, sông Sê San và các con suối khác. Địa hình đồi núi, nhiều thác ghềnh đã mang lại cho Gia Lai rất nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú đặc biệt là những thác nước hùng vĩ như: thác Phú Cường, thác Lồ Ồ, thác Chín Tầng, thác Yama-Yang Rung…cùng những hồ nước xanh thẳm: hồ Ayun Hạ, hồ Ialy và Biển Hồ trên núi mênh mông, phẳng lặng. Đây là những điểm du lịch lý tưởng của khách thập phương. Đặc biệt thiên nhiên còn ban tặng cho Gia Lai hai khu rừng nguyên sinh KonKaKinh và KonJaRăng và đồi thông ĐăkPơ, đây là nguồn tài nguyên quý giá giúp cân bằng hệ sinh thái đồng thời thu hút du khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu hệ động thực vật của miền nhiệt đới. Du khách còn tìm đến Gia Lai để được tham quan Thủy điện Ialy-một công trình mang tầm quốc gia, công suất đứng thứ 2 sau thủy điện Hòa Bình và là công trình thể hiện bàn tay và khối óc phi thường của con người Tây Nguyên đã chiến thắng được sức mạnh tự nhiên làm thay đổi đời sống của người bản địa, mang lại diện mạo mới cho Gia Lai.
 
Tỉnh có trục quốc lộ 14 nối với Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trục quốc lộ 19 nối với các tỉnh duyên hải Miền Trung và đi các tỉnh Đông Bắc Campuchia, quốc lộ 25 nối với Phú Yên. TP Pleiku nằm trên ngã 3 giao lộ của quốc lộ 19, quốc lộ 14, quốc lộ 25 cách cảng Quy Nhơn 180km đường bộ, cách TP Hồ Chí Minh 541km. Quốc lộ 78A vừa hoàn thành tạo sự thông thương thuận lợi giữa Việt Nam (cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh) và nước bạn Campuchia. Trong những năm tới đây sẽ là con đường chiến lược phát triển du lịch Gia Lai.

KHÍ HẬU

Diện tích tự nhiên 15.536,92 km2; dân số gần 1,3 triệu người trong đó 48% là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là Bahnar và Jrai), khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

1. Đường hàng không

Muốn đến Gia Lai bằng đường hàng không bạn có thể săn vé máy bay giá rẻ đến cảng hàng không Pleiku. Hiện tại cả 3 hãng hàng không Vietnam airlines, Vietjet air, Jetstar đều có chuyến bay thẳng đến đến sân bay Pleiku, Gia Lai. Tần suất 3 chuyến mỗi ngày. Hãy liên hệ nhân viên Bay Booking hoặc truy cập website www.baybooking.vn để được hỗ trợ săn vé rẻ cũng như tra cứu thêm chi tiết lịch bay.

2. Đường bộ tới Gia Lai

Tuyến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc – Gia Lai:

Xe Đak Pơ ( tuyến An Khê – Hà Nội): 7h – Điện thoại: 059 3533458.
Xe Hồng Hải ( tuyến Hà Nội – Gia Lai): từ Giáp Bát :8h30-14h – Điện thoại: 008800 – 0957 857155.
Xe Kbang ( tuyến Kbang – Đức Cơ – Hà Nội): 8h – Điện thoại: 059 2217123 – 0982 317047.
Xe Long Vân ( tuyến Phúc Thắng – Đức Cơ – Hà Nội): 8h – Điện thoại: 059 2242724 – 0913 479224.
Xe Quân Trung ( tuyến Hà Nội – Gia Lai): từ Giáp : 8h30-14h; từ bến xe Đức Long: 9h-14h – Điện thoại: 04 38616605 – 059 2240818 – 0915 119872.
Xe Thuận Hưng ( tuyến Gia Lai – Hà Nội): 14h45 – Điện thoại: 059 3718889 – 0906 597773.
Xe Việt Hưng ( tuyến Gia Lai – Hà Nội): 7h30 – 14h – Điện thoại: 059 3883591.
Từ Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung – Gia Lai:

Xe Hoài Phương ( tuyến Nha Trang – Gia Lai): 16h
Xe Hồng Hải ( tuyến Đà Nẵng – Gia Lai): 19h45
Xe Hồng Hải ( tuyến Đà Nẵng – Gia Lai): 8h30-20h30 – Điện thoại: 0511 3683212.
Xe Hồng Hải ( tuyến Vinh – Gia Lai): 8h30-14h – Điện thoại: 0957 857119.
Xe Liên Hưng ( tuyến Nha Trang – Gia Lai): 18h30
Xe Mai Linh ( tuyến Đà Nẵng – Gia Lai): 20h45
Xe Mai Linh ( tuyến Nha Trang – Gia Lai): 7h
Xe Thuận Thảo ( tuyến Tuy Hòa – Gia Lai): 6h30 từ Tuy Hòa và 13h30 từ Gia Lai – Điện thoại: 057 3820303 – 0914 140483.
Xe Thuận Tiến (tuyến Đà Nẵng – Gia Lai): 21h
Từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam:

Xe Bảo Thịnh ( tuyến Tp. HCM – Pleiku) – Điện thoại: 0905 103255
Xe Cô Hai ( tuyến Tp. HCM – Ayun Pa – Krong Pa): từ Tp. HCM: 18h30, 19h; từ Krong Pa: 16h30 – Điện thoại: 08 39242264 – 0913 144108 – 059 3852781.
Xe Hoa Châu ( tuyến An Khê – Quy Nhơn – TP HCM) – Điện thoại: 08 22174749 – 059 2477777.
Xe Nam Phong ( tuyến Tp. HCM – Ayun Pa – Krong Pa): các ngày lẻ âm lịch từ Tp. HCM lúc 17h, các ngày chẵn âm lịch từ Kbang lúc 16h – Điện thoại: 059 3834376 – 0905 034376.
Xe Phú Hưng ( tuyến T.p HCM – An Khê): từ Tp. HCM: 18h; từ An Khê: lúc 17h – Điện thoại: 0913 406570 – 059 3532777.
Xe Thuận Hưng ( tuyến Tp. HCM – Gia Lai): từ Tp. HCM: 19h30-20h-20h15 – Điện thoại: 08 39033066 – 0935 272878 – 059 3715785.
Xe Tứ Loan ( tuyến Tp. HCM – Gia Lai – Chư Sê): từ Tp. HCM: 19h30 – Điện thoại: 059 6500339 – 0983 042727.
Xe Việt Tân Phát ( tuyến Tp. HCM – Gia Lai): từ Tp. HCM: 8h, 16h30,19h30; từ Gia Lai: 17h, 19h30 – Điện thoại: 08 35118888 – 0907 222777.

Đi lại ở Gia Lai – Pleiku

Để dễ dàng đi lại ở thành phố Pleiku và các huyện lân cận, bạn nên chọn taxi hoặc đi xe bus. Nếu đi theo nhóm đông và cần di chuyển xa hơn, bạn có thể chọn thuê ô tô.

Các tuyến xe bus ở Gia Lai:

Pleiku – An Khê
Pleiku – Kon Tum
Pleiku – Ia Grai, Đức Cơ, Chư Sê, Chư Puh, Chư Prong
Tùy theo tuyến, giá vé có thể dao động từ 10-35 nghìn đồng. Bạn có thể đến trạm xe bus trên đường Trần Phú và Hùng Vương để bắt xe đi.

Các hãng taxi ở Gia Lai:

Hùng Nhân: 059 3717171
Huy Hoàng: 059 3757575
Mai Linh: 059 3717979
Phú Quý: 059 3872777
Tre Xanh: 059 3716666
Giá cả các hãng này tương đương nhau nhưng nếu bạn đi xa nên thỏa thuận trước về cước dịch vụ.

Thuê xe ô tô và xe máy:

– Nếu thuê ô tô, hãy hỏi ngay khách sạn bạn đang lưu trú bởi các khách sạn thường liên kết với các dịch vụ vận tải hành khách và luôn có chính sách ưu tiên.

– Nếu chọn thuê xe máy, ngay tại khách sạn sẽ phục vụ nhu cầu thuê xe máy cho khách với mức giá khoảng 150-200 nghìn đồng/ngày chưa bao xăng. Mức này có thể thay đổi tùy loại xe.

NHÀ HÀNG/ĂN UỐNG

1. Phở khô

Đây được xem là món ngon đặc sản của Gia Lai với tên gọi khác là phở hai tô. Món ăn này được phục vụ với một tô phở trộn khô và nước dùng nóng sốt. Bạn sẽ được tự tay trộn phở của mình bằng tương sốt gia truyền, cộng thêm được hít hà nước dùng vừa thổi vừa ăn.

2. Gà tộc và cơm ống lam

Vùng đất Đắk Lắk còn có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, vì thế ẩm thực Gia Lai cũng mang nét văn hoá đa dạng của các dân. Đặc biệt nhất có thể kể đến là món gà tộc, cơm ống lam và rượu cần. Với cái không khí se lạnh, ăn gà tộc chấm cùng muối lá é, có vị thơm và cay nồng cùng rượu cần thì còn gì bằng.

3. Bún mắm cua

Bún cua là món ăn “ngửi ghê ghê, ăn dễ mê” tại phố núi Gia Lai, vì có mùi vị khá lạ lẫm với mắm cua, bóng lợn chiên giòn cắt nhỏ, nem chua ăn kèm bún và rau sống. Có rất nhiều thực khách lắc đầu trước món ăn có mùi khăn khắn này, nhưng một khi đã “chịu mùi”, đây lại trở thành món ngon không thể cưỡng lại. Nếu đã đến Gia Lai, bạn cũng đừng ngần ngại thử bún mắm cua. Bún cua có thể dễ dàng được tìm thấy ở đường Phan Đình Phùng hoặc cổng chợ đêm trung tâm thành phố, giá mỗi tô bún “thối” này chỉ 10.000, rất bình dân nhưng cũng rất hấp dẫn.

4. Cơm gà

Tại góc đường Hai Bà Trưng – Nguyễn Trường Tộ, quán cơm gà Hải Nam rất nổi tiếng với chất lượng cơm dẻo bùi và thịt gà chiên vàng, ăn giòn ngon. Nổi bật hơn, cơm gà ăn kèm rau xà lách tươi ngon, kim chi chua chua mà không nơi có. Giá mỗi đĩa cơm gà dao động từ 30.000 đến 50.000đ.

5. Bánh xèo

Bánh xèo ở Gia Lai không giống bánh xèo nơi khác vì bánh nhỏ, mỗi cái bạn chỉ cuốn kèm rau một lần. Bên cạnh đó, bánh bèo Gia Lai cũng không có tôm, thịt heo mà chỉ gồm trứng gà và thịt bò xay rất lạ và hấp dẫn. Nước mắm ăn kèm bánh xèo không lạ lẫm nhưng kết hợp cùng trứng và thịt bò lại khiến thực khách ăn mãi không ngừng. Giá mỗi chiếc bánh xèo Gia Lai chỉ 5.000đ, nhưng bạn sẽ hài lòng với độ ngon của món ăn này.

CUỘC SỐNG VỀ ĐÊM

Phú Yên tuyệt nhiên không phải là một trung tâm tấp nập về đêm nhưng ở đây vẫn có vài nơi mở cửa sau giờ khuya, chủ yếu là ở Tuy Hoà. Khung cảnh ở đây rất thoải mái, bạn có thể nhâm nhi một cốc bia lạnh và lắng nghe những bản nhạc sống ở những quán rượu có không gian ngoài trời.

Có một cách khác đó là thưởng thức cocktail và rượu ở một nơi có tầm nhìn tuyệt đẹp, bao quát được cả một vùng thành phố ngập trong ánh đèn rực rỡ, đó chính là quầy bar trên tầng 17 của khách sạn cao nhất Tuy Hoà, The CenDeluxe trên đường Hải Dương. Từ đây chỉ cần băng qua đường là đã thấy được một dãy các quán bar và nhà hàng tại khu giải trí chính của thành phố, Thuận Thảo 25. “Những con cú đêm” có thể tìm kiếm nhiều hình thức giải trí đa dạng và sự náo nhiệt về đêm khi đi về hướng Nam đến Nha Trang, một khu nghỉ dưỡng bên bờ biển rộng lớn với nhiều quán rượu, sàn nhảy và quán bar.

MUA SẮM

Giống như bất cứ nơi nào ở Việt Nam, sẽ chẳng có chuyện thiếu thứ để mua ở Phú Yên. Toạ lạc trên đường Trần Hưng Đạo là chợ Tuy Hoà cùng với một số lượng lớn các cửa hàng, nơi có thể tìm thấy đồ lưu niệm, quần áo, v…v Tại đường Hùng Vương, có nhiều trung tâm mua sắm nằm giữa các nhà hàng và khách sạn, nơi bạn có thể dành cả ngày để mua sắm và chiều tối để xem qua và đi dạo ở đại lộ thoáng đãng, thú vị này. Mỗi ngôi làng ở vùng ngoại ô thành phố đều có 1 khu chợ trung tâm, ở đó bạn có thể chụp lại những khoảnh khắc đầy màu sắc của khung cảnh cuộc sống thường ngày ở thôn quê, thậm chí khi bạn đến đây không phải để mua những sản phẩm tươi sạch.

Một trong những sản phẩm của Phú Yên nhận được nhiều sự tán thưởng đó chính là cháo tổ yến. Được làm từ sự bài tiết nước bọt của chim Yến, những chiếc tổ được thu hoạch 2 lần/năm, với khoảng 1000kg thu thập được. Món cháo này được cho là giúp tăng cường sức khoẻ và khả năng sinh con ở nam giới, và dĩ nhiên nó cũng làm tăng doanh thu của việc kinh doanh tổ yến với mức giá 2000 đô la/kg.

HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ

Pleiku không có những trung tâm thương mại mua sắm, không có khu vui chơi giải trí hay những khu resort hiện đại cách biệt. Nhưng nếu bạn muốn thoát khỏi bộn bề cuộc sống hàng ngày, muốn rời khỏi sự ồn ào để tìm cho mình sự tĩnh lặng, được đắm mình trong khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên, hay chỉ đơn giản để thưởng thức một li café và ngắm nhìn đường phố, hãy tới thành phố này.

Đến Pleiku, bạn sẽ phải bất ngờ trước những cánh đồng cỏ hồng lung linh dưới ánh mặt trời, những hàng hoa dã quỳ rực rỡ, những hàng cây nối dài con đường mộng mơ.

 

BIỂN HỒ – HỒ T’NƯNG

Nếu nói hồ Thác Bà (Yên Bái) là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam nổi tiếng với những cảnh đẹp nhờ bàn tay con người, Biển Hồ (hồ T’Nưng) lại là một trong những hồ có vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng nhất do thiên nhiên ban tặng. Hồ nước này được hình thành từ một miệng núi lửa, đứng nhìn mãi ra xa vẫn không thấy bờ. Người ta ví Biển Hồ như đôi mắt của người dân Gia Lai nói chung và của người dân thành phố Pleiku nói riêng là vì vậy.

Đứng trên bờ nhìn ra xa, bạn sẽ thấy một màu xanh bạt ngàn của nước biển. Hồ nằm trên núi, nên khi du khách đứng trên bờ, gió biển hòa với gió rừng sẽ tạo cho du khách một cảm giác rất lạ, rất khác. Đạp xe băng qua những cánh rừng là cách bạn nên làm để khám phá những vẻ đẹp bí ẩn trong đôi mắt Pleiku ấy.

NHÀ MÀY THỦY ĐIỆN YALY

Nhà máy thủy điện Ialy là một trong những địa điểm du lịch Gia Lai nằm trong hệ thống thủy điện trên sông Sesan thuộc tỉnh Gia Lai. Đây là công trình thủy điện lớn thứ 2 ở nước ta, chỉ sau thủy điện Sông Đà. Với công suất 720 MW, thủy điện Ialy cung cấp 3.650 triệu KWh điện mỗi năm cho toàn Tây Nguyên.

Đến với thủy điện Ialy, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng thác nước hùng vĩ bậc nhấc của xứ cao nguyên xếp tầng mà còn được thử sức mạo hiểm trên chiếc cầu treo được kết bằng những sợi dây thừng tưởng như chòng chành mà vô cùng chắc chắn.

THÁC PHÚ CƯỜNG

Nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Chư Sê khoảng 3 km và cách TP Pleiku khoảng 45 km về phía đông nam là dải lụa trắng của cao nguyên trung phần. Đến với núi rừng Tây Nguyên là đến với sự hùng vĩ – dòng chảy với độ cao 45 m trên con suối La Peet là những bọt nước trắng xóa tung . Đến đây du khách vừa chiêm ngưỡng thác nước, vừ nghe tiếng chim kêu ríu rít trong rừng xanh

 

Không những thế, hai bên bờ suối là nơi định cư của dân tộc Ba Na và Gia Rai. Trò chuyện với họ và cùng họ đi bắt những con cá nhỏ, những cây thuốc trên rừng sẽ mang đến cho du khách rất nhiều trải nghiệm.

QUẢNG TRƯỜNG ĐẠI ĐOÀN KẾT

Quảng trường được khánh thành vào tháng 12/2012 với diện tích 12ha. Cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cổ vật và Tượng đài Anh hùng Núp, nơi đây tạo nên quần thể kiến trúc – văn hóa mang đậm đà bản sắc Tây Nguyên. Nằm trong khuôn viên quảng trường còn có một số công trình hoành tráng khác như bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh cao hơn 10m, khối đá 3 tầng hình trụ tượng trưng cho 54 dân tộc anh em, dàn cồng chiêng – biểu tượng đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên,…cùng nhiều nét đặc sắc khác

CHÙA BỬU MINH

Cách trung tâm TP. Pleiku hơn 15 km về phía Bắc, chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah), là một trong những ngôi chùa ra đời sớm ở Gia Lai. Mặt tiền của chùa hướng Tây, nhìn về Biển Hồ nước, phía sau là Tiên Sơn… Đây chính là vị trí địa lý và phong thủy hài hòa cho sự ra đời của ngôi chùa. Trong gần một thế kỷ, chùa Bửu Minh trải qua 5 lần thay đổi thầy trụ trì, từ năm 1989 đến nay là Thượng tọa Thích Giác Tâm (Thầy Giác Tâm)

 

Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế bằng bê tông cốt thép, có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc gỗ, với mô típ chùa cổ ở miền Bắc và miền Trung nước ta cùng kiểu dáng chùa Nhật Bản và Đài Loan. Nét riêng của chùa Bửu Minh là chỉ có một đòn dông duy nhất, với một mái trước và một mái sau dốc đến 45 độ, tạo dáng cao vút và thanh thoát như mái nhà rông Tây Nguyên.

Riêng mái sau được thiết kế mang tính đột phá hơn bởi có phần tháp ngay chính giữa tâm mái, tạo một không gian chung bên trong tháp và chánh điện. Với chiều cao từ nền chánh điện đến đỉnh tháp hơn 47 mét, giới am hiểu kiến trúc cho rằng: Nếu xem đỉnh tháp vừa là đỉnh mái chùa, thì chùa Bửu Minh nằm trong tốp những ngôi chùa có đỉnh mái cao ở Việt Nam.

 

Với những dấu ấn mang phong cách riêng, kiến trúc chùa Bửu Minh chính là sự tái tạo và phát triển có chọn lọc những giá trị văn hóa vật thể, góp phần điểm tô và khắc họa phong phú vào quần thể kiến trúc tôn giáo tại Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung