Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây.

Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.648 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo.

THị THỰC

Mọi du khách đều được yêu cầu sở hữu thị thực hợp lệ khi nhập cảnh vào Việt Nam. Đối với đa số du khách thì chỉ cần loại thị thực du lịch 1 tháng (mặc dù nó có thời hạn đến 3 tháng), với du khách thường xuyên thì cần loại thị thực đa nhập cảnh 6 tháng. Mọi du khách phải được sự cho phép Cục xuất nhập cảnh Việt Nam trước khi thị thực được cấp. Hộ chiếu có thời hạn ít nhất 6 tháng. Có hai cách cấp thị thực như sau:

  1. Đóng dấu ở ngoài nước: Công ty du lịch sẽ thu xếp để đơn xin cấp thị thực được gửi đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam, ở đây thị thực sẽ được thu thập khi các thông tin sau được gửi đến: họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu và giới tính. Những thông tin này nên được gửi đến trước ngày khởi hành ít nhất 1 tháng. Một bản sao đơn xin cấp thị thực sẽ được gửi đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán và bản còn lại gửi đến người nhận thị thực. Sẽ có trả phí cho phía công ty du lịch để gửi đơn xin cấp thị thực và cho phía Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán để đóng dấu thị thực. Du khách phải điền đầy đủ vào 2 đơn xin cấp thị thực kèm với 2 ảnh hộ chiếu khi xin thị thực.
  2. Đóng dấu thị thực lúc mới đến sân bay quốc tế: Công ty du lịch sẽ giúp bạn thu xếp trước thị thực khi bạn vừa đến tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng) và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Tp Hồ Chí Minh). Sẽ có trả phí cho việc đóng dấu thị thực khi vừa đến sân bay. Có 1 thủ tục cấp thị thực tương tự và phải thông báo ít nhất trước 3 ngày làm việc. Trong trường hợp khẩn cấp công ty du lịch có thể sắp xếp cấp thị thực khi vừa đến sân bay nếu thông báo trước 1 ngày làm việc và sẽ có tính phí thêm cho dịch vụ này. Khi nhập cảnh vào Việt Nam, du khách phải hoàn thành đơn xuất/nhập cảnh bao gồm tờ khai hải quan (màu trắng/vàng). Việc này rất quan trọng vì bản sao phần cuối của tờ đơn (tờ màu vàng) sẽ được cất giữ an toàn cùng với hộ chiếu trong khi du khách ở Việt Nam và được gửi đến văn phòng hải quan và di trú khi khởi hành.

Thị thực nhập cảnh được miễn cho công dân các nước có thỏa thuận miễn thị thực song phương với Việt Nam như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore và Lào.

NHẬP CẢNH VÀ HẢI QUAN

Du khách được yêu cầu ghi đầy đủ thông tin về nhập cảnh và hải quan khi nhập cảnh vào Việt Nam. Hình thức nhập cảnh và xuất cảnh mới (CHY 2000) hiện đang được sử dụng để làm thủ tục nhập cảnh và xuất cảnh. Trong trường hợp tái nhập cảnh hoặc tái xuất cảnh mà không có mục nào phải được khai báo, bạn chỉ cần nộp bản sao nhập cảnh của bạn và mẫu khai hải quan (giấy màu vàng) hoặc làm mới. Đánh dấu (x) và điền thông tin vào mẫu đơn từ ô đầu tiên đến ô thứ mười sáu. Sau đó nộp mẫu đơn này cho hải quan và cán bộ nhập cư.

Để tiết kiệm thời gian, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau về nhập cảnh và hải quan:

  1. Máy ảnh, ghi âm, và thiết bị điện khác không cho sử dụng cá nhân
  2. Đồ trang sức (đặc biệt là vàng) và đá quý không cho sử dụng cá nhân
  3. Ngoại tệ (tiền mặt, đồng xu và séc du lịch) trên 3,000 USD hoặc ngoại tệ khác cùng giá trị, hoặc trên 5 triệu USD tiền mặt
  4. Băng video sẽ được kiểm tra và trả lại trong vài ngày
  5. Vàng (trên 300g), nếu nhiều hơn 3.000g, bạn được yêu cầu gửi và tái xuất thặng dư
  6. Các mặt hàng khác của hành lý miễn thuế.

Khi nhập cảnh vào Việt Nam: Du khách được mang miễn thuế 200 điếu thuốc lá, 50 xì gà hoặc 150 g thuốc lá, 1,5 lít rượu và các mặt hàng khác (không phải hàng cấm) có tổng giá trị dưới 300 Dollar Mỹ. Những thứ cấm đưa vào Việt Nam gồm vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, các loại pháo nổ, dễ cháy, thuốc phiện và các chất gây nghiện, các hóa chất độc hại, các tài liệu văn hóa không phù hợp với xã hội Việt Nam (ấn phẩm khiêu dâm, nổi loạn, phim và hình ảnh) đồ chơi trẻ em có hại. Vi phạm những quy tắc này, bạn sẽ bị trừng phạt bởi pháp luật Việt Nam.

Khi rời khỏi Việt Nam: Một số lượng trên 300g vàng phải được khai báo và được phép của Ngân hàng Nhà nước. Bạn không được phép mang theo vũ khí, đạn dược, chất nổ, thuốc phiện, đồ cổ, động vật sống hoang dã, thực vật quý hiếm, và tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia. Vi phạm những quy tắc, bạn sẽ bị trừng phạt bởi pháp luật Việt Nam.

BẢO HIỂM

Hành khách rất cần phải mua bảo hiểm du lịch trọn gói. Chúng tôi đã có giới thiệu về điều này khi khách hàng đặt vé, rằng khi tuân theo chính sách bảo hiểm ở đất nước mình khách hàng sẽ tránh được phí hủy chuyến bay, khiếu nại hành lý, phí tổn y tế, tai nạn, v..v

SỨC KHỎE

Hành khách sẽ không bị yêu cầu tiêm chủng trừ bệnh sốt vàng nếu hành khách đến từ vùng có dịch bệnh. Tuy nhiên hành khách nên tiêm chủng để phòng tránh các bệnh như sốt thương hàn, dịch tả, viêm gan A & B, uốn ván và bại liệt. Bệnh sốt rét đang hiện diện ở nhiều nơi và được khuyên phải cảnh giác cao nhất là di chuyển từ những vùng hẻo lánh. Vì thiết bị y tế ở đây khá hạn chế nên rất cần thiết phải phòng trước chế độ bảo hiểm y tế tốt khi đi du lịch.

THỜI TIẾT

  • Hà Nội và miền Bắc Việt Nam có hai mùa đông/hè khác biệt, mùa đông thường hanh khô và kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 với nhiệt độ trung bình từ 14-20 độ C. Mùa hè tầm từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C.
  • Huế và Đà Nẵng nằm ở miền Trung, có khí hậu khô nóng, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 với nhiệt độ trên 30 độ C, nhưng lại có mùa mưa lớn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1 với nhiệt độ trung bình khoảng 16-22 độ C.
  • Thành phố Hồ Chí Minh và Nam Bộ có mùa nóng hanh khô tầm tháng 12 đến tháng 4, nhiệt độ khoảng 28 độ và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Ở đây hiếm khi có mưa dài ngày mà chủ yếu là mưa rào, nặng hạt.

THỨC ĂN

Ẩm thực Việt Nam là một bất ngờ đầy hài lòng đối với nhiều du khách, và rõ ràng là một phần không thể thiếu khi trải nghiệm Việt Nam. Một trong những yếu tố đó chính là thực phẩm luôn tươi ngon khi được mua trực tiếp từ phiên chợ sớm. Thức ăn luôn được nấu ít dầu mỡ và ở đâu cũng được phục vụ kèm với “Nước mắm”. Món ăn Việt Nam tiêu biểu mà du khách luôn hằng mong được thử bao gồm: “Phở”, thường dùng để ăn sáng, bánh tét và gỏi ngó sen, một kiểu salad làm từ ngó sen, tôm và đậu phộng rang. Do ảnh hưởng lớn từ Phật giáo, đồ ăn chay cũng được phổ biến rộng rãi.

ĐIỆN-NƯỚC

Mức điện thường dùng: 220V.

Không nên uống nước máy ở Việt Nam, nước đóng chai phổ biến và an toàn hơn. Đá lạnh trong đồ uống ở nhà hàng hay khách sạn sẽ sạch hơn các hàng quán ven đường hoặc vùng quê.

NGÔN NGỮ

Việt Nam có tới 6 giọng điệu nên khá khó cho du khách để phát âm mặc dù tiếng Việt hiện đại sử dụng bảng chữ cái La tinh. Một từ có thể có tới sáu nghĩa nếu chúng ta phát âm bằng nhiều giọng khác nhau. Ở thành thị và các thành phố lớn, tiếng Anh cũng trở nên phổ biến và được rất nhiều người trẻ dùng trong giao tiếp , trong khi đó một vài bộ phận người lớn tuổi lại có thể lưu loát tiếng Pháp, Đức, Hoa. v..v

TIỀN TỆ

Đồng tiền hiện hành tại Việt Nam là Việt Nam Đồng (VND), tiền giấy gồm các mệnh giá 500đ, 1000đ, 2000đ, 5000đ, 10000đ, 20000đ, 50000đ, 100000đ, 200000đ, 500000đ. Dù đồng đô la và euro vẫn được chấp nhận ở nhiều khách sạn, nhà hàng và cửa hàng mua sắm nhưng du khách được khuyên chỉ nên mang ít đồng đô la. Thẻ tín dụng chỉ được chấp nhận ở nhà hàng, khách sạn và cửa hàng đồ lưu niệm ở các thành phố lớn.

TRANG PHỤC

Trang phục nhẹ nhàng thoải mái với chất vải tự nhiên là phù hợp nhất khi đi du lịch Việt Nam. Một cái áo mưa mỏng nhẹ là ý kiến hay cho mùa mưa ở đây. Nếu du lịch đến miền Bắc Việt Nam, du khách nên chuẩn bị nhiều áo quần ấm. Lưu ý, không nên: Mặc trang phục ngắn, mỏng khi đi tham quan các công trình tôn giáo tại các nước Phật giáo, nên để giày dép ở ngoài trước khi đến thăm nhà riêng.

ĐIỆN TÍN

Đa số khách sạn ngày nay đều có điện thoại bàn ở các phòng để du khách có thể gửi fax từ khách sạn và bưu điện. Các quán cà phê internet xuất hiện nhiều tại các thành phố lớn nên du khách hoàn toàn có thể giữ liên lạc qua e-mail. Bưu thiếp có thể mua ở tất cả các điểm du lịch và tem luôn sẵn có ở bưu điện hoặc bàn lễ tân.

GIỜ LÀM VIỆC

Các văn phòng làm việc luôn mở từ thứ hai đến thứ sáu, từ 7 giờ 30 hoặc 8 giờ sáng đến 5 giờ, 6 giờ tối, và thường nghỉ ăn trưa từ 11g30 đến 1 giờ chiều. Vài văn phòng có thể làm đến sáng thứ 7. Các cửa hàng mua sắm thường mở cửa sớm và đóng cửa trong tầm 6 giờ chiều đến 10 giờ tối. Đa số các cửa hàng đều mở cửa suốt tuần.

DÂN TỘC DÂN CƯ

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các sắc dân thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng…, mỗi dân tộc có dân số khoảng một triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời, nhưng cũng có các dân tộc chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa ở miền Nam. Việt Nam là một nước đông dân, tuy diện tích đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thế giới về dân số.

Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93 triệu người, quy mô phân bố ở các vùng kinh tế – xã hội, trong đó đông dân nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu người, kế tiếp là vùng bắc Trung bộ và duyên hải nam Trung bộ với khoảng 18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 17,1 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,1 triệu người

Việt Nam có 25,4 triệu người, tương ứng với 29,6% sống ở khu vực thành thị và khoảng 60,4 triệu người cư trú ở khu vực nông thôn

TÔN GIÁO

Tôn giáo truyền thống chính ở Việt Nam là Phật giáo (là một dạng hợp nhất giữa đạo Lão và đạo Khổng), Cơ Đốc giáo (Thiên Chúa giáo và đạo Tin Lành), Hồi giáo, Cao Đài giáo và đạo Hòa Hảo. Ở Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo vượt trôi hơn hẳn, có sự hòa trộn từ các yếu tố của đạo Khổng và đạo Lão. Khoảng 10% dân số Việt Nam theo đạo Thiên Chúa và có nhiều cộng đồng người theo Tin Lành hoặc Hồi giáo. Việt Nam cũng là quê hương của đạo Cao Đài, một đạo giáo độc đáo, là sự pha trộn của nhiều đức tin trên thế gian.

MUA SẮM

Đồ lưu niệm mang phong cách Việt bao gồm: Đồ gỗ sơn mài, vải lụa, nón lá, điêu khắc gỗ, vải thổ cẩm và đồ thủ công, đồ thêu, đá cẩm thạch, đồ gốm, trang sức bạc, đồng hồ và tranh cổ. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai điểm đến tốt nhất để mua sắm nhưng Hội An (ở miền Trung Việt Nam) cũng là nơi lý tưởng không kém để săn lùng đồ giá rẻ.

QUỐC LỄ

  • 1/1: Tết Dương
  • Tháng 1/tháng 2: Tết âm lịch.
  • 10/03 (âm lịch): Giỗ tổ Hùng Vương.
  • 30/04: Ngày giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước.
  • 01/05: Ngày quốc tế lao động.
  • 02/09: Ngày Quốc Khánh Việt Nam.

TIỀN TIP

Việc có tiền tip cho dịch vụ tốt luôn được đánh giá cao tại các nước đang phát triển. Tiền tip cho tài xế taxi hay hướng dẫn viên du lịch sau mỗi buổi tham quan dường như là thói quen mặc dù không bắt buộc. Ngoài ra cũng nên có tiền tip cho người trực cổng, khuân hành lí ở sân ga, khách sạn.

THUẾ SÂN BAY

  • Thuế sân bay quốc tế ở Hà Nội và Sài Gòn: 14 $
  • Thuế sân bay quốc tế ở Đà Nẵng: 8 $
  • Chuyến bay nội địa: bao gồm trong chi phí bay.

DI SẢNTHẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

VỊNH HẠ LONG

Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía tây Vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam giáp đảo Cát Bà, phía tây giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông).

Giá trị thẩm mỹ

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.

Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 – 280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình Carxto bào mòn, phong hoá gần như hoàn toàn tạo ra một Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới.

VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt Nam. Với diện tích khoảng 200.000 ha, Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa, cách thành phố Đồng Hới 50km về hướng tây bắc.

Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên, những hang động như những lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo tác từ hàng triệu năm trước.

Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá mac-nơ, đá granodiorite, đá diorite, đá aplite, pegmatite… Phong Nha – Kẻ Bàng cũng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài từ 400 triệu năm trước của trái đất. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích bị sụt lún. Những biến động trên cũng đã góp phần tạo nên sự đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo.

Vùng đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng có những đặc trưng toàn cầu trong nhiều giai đoạn phát triển từ kỷ Ordovic muộn – Silur (463,9 – 430 triệu năm trước) đến kỷ Đệ Tứ (1,75 triệu năm trước). Một đặc điểm mang tính đặc thù ở đây là hệ thống sông chảy ngầm và các hang động trong lòng núi đá vôi.

Vùng địa mạo phi đá vôi có đặc điểm chung là núi thấp với thảm thực vật phủ trên bề mặt. Quá trình bào mòn tạo ra các thềm dọc theo các thung lũng của các sông Son, sông Chày hay tại các bờ của các khối núi đá vôi ở vùng trung tâm. Vùng địa hình chuyển tiếp là những dạng khác nhau xen giữa các núi đá vôi.

Nằm trong vùng có lượng mưa trung bình hàng năm khá cao nhưng nước ở đây đã ngấm và chảy ngầm trong lòng các núi đá vôi, trải qua hàng chục triệu năm đã tạo nên vô số hang động ở khu vực này. Tại Phong Nha – Kẻ Bàng có khoảng 300 hang động lớn nhỏ được chia thành ba hệ thống chính: hệ thống động Phong Nha, hệ thống hang Vòm và hệ thống hang Rục Mòn.

QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ

Vị trí địa lý

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.

Lịch sử

Từ năm 1306, sau cuộc hôn phối giữa công chúa Huyền Trân (Nhà Trần) với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của Bắc Quảng Nam ngày nay) được lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện (?). Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân – thành Nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ “Đàng Trong”. Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.

Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.

Giá trị văn hóa

Bên bờ Bắc của con sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế – đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh…

Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành – nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.

ĐÔ THỊ HỘI AN

Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An.

Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ… Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…

Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc cổ ở Hội An hầu hết được làm lại mới từ đầu thế kỷ 19, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều. Kiến trúc cổ thể hiện rõ nhất ở khu phố cổ. Nằm trọn trong địa bàn của phường Minh An, Khu phố cổ có diện tích khoảng 2km², tập trung phần lớn các di tích nổi tiếng ở Hội An. Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ. Địa hình khu phố cổ có dạng nghiêng dần từ bắc xuống nam. Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống: gạch, gỗ và không có nhà quá hai tầng. Du khách dễ nhận ra dấu vết thời gian không chỉ ở kiểu dáng kiến trúc của mỗi công trình mà có ở mọi nơi: trên những mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong và cây cỏ; những mảng tường xám mốc, xưa cũ; những bức chạm khắc về một con vật lạ hay diễn tả một câu chuyện cổ… Nơi đây hẳn đã thu hút được các nghệ nhân tài hoa về nghề mộc, nề, gốm sứ của người Hoa, người Nhật, người Việt, người Chăm… cho nên mỗi công trình để lại hôm nay còn in dấu ấn văn hoá khá đa dạng, phong phú của nhiều dân tộc.

KHU ĐỀN THÁP MỸ SƠN (DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI)

Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km.

Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung quanh là đồi, núi, trong mạch núi cao khoảng 100m đến 400m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu.

Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua, sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ.

Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.

Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Năm 1898 – 1899, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.

Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru – trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva. Các đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời. Ngoài ra còn có những công trình phụ là những ngôi tháp thường có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ. Đền thờ của người Chăm không có cửa sổ, chỉ các công trình tháp phụ mới có cửa sổ.

KHU DI TÍCH TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG – HÀ NỘI (DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI)

Vị trí địa lý

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có tổng diện tích 18,395ha, bao gồm: khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn. Cụm di tích này nằm ở quận Ba Đình và được giới hạn bởi phía bắc là đường Phan Đình Phùng; phía nam là đường Bắc Sơn và nhà Quốc hội; phía tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập và nhà Quốc hội; phía tây nam là đường Điện Biên Phủ và phía đông là đường Nguyễn Tri Phương.

Lịch sử

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đô) để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La. Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư. Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ. Nhà Trần sau khi lên ngôi đã tiếp quản Kinh thành Thăng Long rồi tiếp tục tu bổ, xây dựng các công trình mới. Sang đến đời nhà Lê sơ, Hoàng thành cũng như Kinh thành được xây đắp, mở rộng thêm ra. Trong thời gian từ năm 1516 đến năm 1788 thời nhà Mạc và Lê trung hưng, Kinh thành Thăng Long bị tàn phá nhiều lần. Đầu năm 1789, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Thời Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành. Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ và cho xây dựng Thành Hà Nội theo kiểu Vauban của Pháp với quy mô nhỏ hơn nhiều. Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn, vua Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Khi chiếm xong toàn Đông Dương, người Pháp chọn Hà Nội là thủ đô của liên bang Đông Dương thuộc Pháp và Thành Hà Nội bị phá đi để lấy đất làm công sở, trại lính cho người Pháp. Từ năm 1954, khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu vực Thành Hà Nội trở thành trụ sở của Bộ quốc phòng. Như vậy giá trị đầu tiên của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội thể hiện ở chỗ nó gần như là một “bộ lịch sử sống” chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long đến thời đại ngày nay.

THÀNH NHÀ HỒ (DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI)

Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.

Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly – lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần – cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.

Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.

Thành Nhà Hồ đã đáp ứng hai tiêu chí được quy định trong Công ước Di sản Thế giới năm 2008. Đó là tiêu chí 2 “bày tỏ sự trao đổi quan trọng của các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hóa của thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, quy hoạch thành phố hay thiết kế phong cảnh” và tiêu chí 4 “là ví dụ nổi bật về một loại hình công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc hoặc kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”.

Trong hồ sơ di sản thế giới, thành Nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì phức hợp di sản thành Nhà Hồ ngoài Thành nội, Hào thành, La thành còn có Đàn tế Nam Giao.

QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN

(TITC) – Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172ha thuộc địa bàn huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía đông nam. Bao quanh quần thể làvùng đệm có diện tích 6.268ha, chủ yếu là đồng ruộng và làng mạc. Là khu vực có sự hòa lẫn giữa thiên nhiên và văn hóa, quần thể danh thắng Tràng An bao gồm ba vùng được bảo vệ liền kề nhau là khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, khu danh thắng Tràng An-Tam Cốc-Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư.

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, quần thể danh thắng Tràng An là vùng bán sơn địa có phương phát triển chung theo hướng tây bắc – đông nam. Phía bắc và tây bắc Tràng An là các dải đồi Bái Đính; phía tây nam và nam là dải đá vôi Đồng Tâm – Sơn Hà, Tam Cốc – Bích Động; phía đông nam và đông bắc là dải đá vôi Trường Yên; phía đông bắc và bắc là dải đá vôi Tràng An. Tràng An có mạng lưới sông suối khá phát triển với sông Hoàng Long ở phía bắc, sông Chanh ở phía đông, sông Hệ ở phía nam, sông Bến Đang ở phía tây cùng hệ thống sông Sào Khê, Ngô Đồng và Đền Vối nằm trong vùng lõi di sản. Trước đây, khu vực Tràng An đã bị biển xâm lấn, biến cải nhiều lần rồi nâng cao trở thành đất liền như hiện nay. Sự kiến tạo địa chất trong giai đoạn lâu dài đã tạo ra những cảnh quan ngoạn mục – một sự pha trộn giữa những ngọn núi dạng tháp có vách dốc đứng trong khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, bao quanh những trũng, thung lớn, sâu, chứa nước trong và tĩnh lặng thông với vô số các hang động và sông suối ngầm, nhiều chỗ có thể đi lại bằng thuyền.

NHỮNG ĐIỂM ĐẾN NỔI TIẾNG

HA NOI

Diện tích: 3.323,6 km2
Dân số: 6.844,1 nghìn người (2012)
Đơn vị hành chính:
  • 12 Quận: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam từ Liêm, Bắc Từ Liêm.
  • 1 Thị xã: Sơn Tây
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Mường, Tày, Dao…

Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vị trí địa lý
Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.

Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

Khí hậu
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội hiện nay không lớn.

Địa hình
Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao như: Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m; Bà Tượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m…

Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng. Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam, khoảng 550km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi.

Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà Nội như hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục hồ đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì… và nhiều hồ lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn – Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn..

Dân cư
Theo số liệu 1/4/1999 cư dân Hà Nội và Hà Tây (cũ) chủ yếu là người dân tộc Việt (Kinh) chiếm tỷ lệ 99,1%; các dân tộc khác: Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2006 cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ) cư dân đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%; tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3%. Mật độ dân cư bình quân hiện nay trên toàn thành phố là 1875 người/km2, cư dân sản xuất nông nghiệp khoảng 2,5 triệu người.

Giao thông
Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương tiện giao thông đều thuận tiện.

  • Đường không: sân bay quốc tế Nội Bài (nằm ở địa phận huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội chừng 35km). Sân bay Gia Lâm, vốn là sân bay chính của Hà Nội từ trước những năm 70 thế kỷ 20. Bây giờ là sân bay trực thăng phục vụ bay dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch.
  • Đường bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình toả đi khắp mọi miền trên toàn quốc theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…
  • Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước. Có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc),đi nhiều nước châu Âu
  • Đường thuỷ: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì; bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.

Văn hoá – Du lịch
Hà Nội hiện có trên 4.000 di tích và danh thắng, trong đó được xếp hạng quốc gia trên 1.000 di tích và danh thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới được sáp nhập từ Hà Tây và Mê Linh) với hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc, danh thắng nổi tiếng.

Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam. Du khách có dịp khám phá nhiều công trình kiến trúc văn hóa – nghệ thuật xây dựng qua nhiều thế hệ, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Những danh thắng tự nhiên đẹp và quyến rũ; những làng nghề thủ công tồn tại hàng trăm năm; những lễ hội truyền thống – sản phẩm văn hóa kết tinh nhiều giá trị tinh thần… sẽ là những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Không phải Hà Nội vào cuối thế kỷ 20 mới có được bấy nhiêu điều kiện thuận lợi mà từ lâu, từ ngày vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Ðại La để lập kinh đô Thăng Long vào tháng bảy năm Canh Tuất (1010), trong “Chiếu dời đô”, vị vua khai sáng triều Lý (1010-1225) đồng thời khai sáng cho Thăng Long – Hà Nội đã chỉ ra.

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Diện tích: 2.095,6 km2
Dân số: 7.681,7 nghìn người (2012).
Đơn vị hành chính:
  • Quận: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú.
  • Huyện: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chăm.

Điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý 10º22’13” – 11º22’17” vĩ độ Bắc và 106º01’25” – 107º01’10” kinh độ Đông. Phía bắc giáp Tây Ninh, Bình Dương, phía đông giáp Đồng Nai, phía nam giáp biển Đông và Tiền Giang, phía tây giáp Long An.

Thổ nhưỡng:
Đất của thành phố chủ yếu là phù sa cũ và phù sa mới tạo lập nên

Sông ngòi:
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch nhưng sông lớn không nhiều, lớn nhất là sông Sài Gòn mà đoạn chảy qua thành phố dài 106km. Hệ thống đường sông từ thành phố Hồ Chí Minh lên miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang Cam-pu-chia đều thuận lợi. Thành phố có 15km bờ biển.

Khí hậu:
hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55ºC, không có mùa đông.

Tiềm năng phát triển du lịch
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Các di tích cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây thành phố đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hoà, công viên Nước, Suối Tiên,… đã thu hút và hấp dẫn du khách. Hiện nay, thành phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển một cách vững chắc ngành du lịch của thành phố.

Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên…), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…). Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn – Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là “cơ cấu kiến trúc” Việt – Hoa – châu Âu. Một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây.

Giao thông
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả miền Nam bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường không. Từ thành phố đi Hà Nội có quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất và quốc lộ 13 xuyên Đông Dương.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là sân bay lớn nhất nước với hàng chục đường bay nội địa và quốc tế. Có các đường bay nội địa từ Tp. Hồ Chí Minh tới Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn, Rạch Giá, Vinh.

Tp. Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km, cách Tây Ninh 99km, Biên Hòa (Đồng Nai) 30km, Mỹ Tho 70km, Vũng Tàu 129km, Cần Thơ 168km, Đà Lạt 308km, Buôn Ma Thuột 375km.

THÀNH PHỐ HUẾ

Diện tích: 70,99 Km2
Dân số: 339.822 người.
Đơn vị hành chính:
  • Phường:Phú Thuận, Phú Bình, Tây Lộc, Thuận Lộc, Phú Hiệp, Phú Hậu, Thuận Hoà, Thuận Thành, Phú Hoà, Phú Cát, Kim Long, Vĩ Dạ, Phường Đúc, Vĩnh Ninh, Phú Hội, Phú Nhuận, Xuân Phú, Trường An, Phước Vĩnh, An Cựu, Hương Sơ, An Hòa, An Đông, An Tây, Thuỷ Biều, Hương Long, Thủy Xuân
Dân tộc: Viet (Kinh)

Nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử- văn hoá, Huế thật sự là một thành phố đẹp và là nơi lý tưởng để du lịch. Ngày nay, Huế được biết đến là thành phố Festival của Việt Nam, lần đầu tổ chức vào năm 2000 và hai năm tổ chức một lần.

Thành phố Huế có cả vùng gò đồi và vùng đồng bằng. Cách biển Thuận An 12km, cách sân bay Phú Bài 18km, cách cảng nước sâu Chân Mây 50km, nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Bắc – Nam; là trung tâm khoa học kỹ thuật và đào tạo của miền Trung, trung tâm văn hoá du lịch Việt Nam, đặc biệt Huế có dòng sông Hương đi qua giữa thành phố và nhiều sông nhỏ: An Cựu, An Hoà, Bạch Đằng, Bạch Yến tạo ra sự hấp dẫn của thiên nhiên.

Sông Hương – núi Ngự được coi là biểu tượng cho thiên nhiên thơ mộng xứ Huế. Bên cạnh đó, tiềm năng nổi bật của Huế còn được thể hiện trong 300 công trình kiến trúc nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại vào năm 1993. Đó là, hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn… Tháng 11/2003, chương trình biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới, góp phần đem lại niềm tự hào cho người dân xứ Huế.

Với di sản văn hoá thế giới, với cảnh quan thiên nhiên, với nhiều di tích lịch sử, các sản phẩm đặc sản, nhất là nhà vườn là một nét độc đáo tiêu biểu của Huế như: nhà vườn An Hiên, Lạc Tịnh Viên, nhà vườn Ngọc Sơn Công Chúa, Tỳ Bà Trang, Tịnh Gia Viên… cùng với hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ phục vụ khác, thành phố đã và đang trở thành một trung tâm du lịch rất hấp dẫn khách du lịch đến Huế. Với năng lực đón khách có 3 khách sạn 5 sao, 7 khách sạn 4 sao, 5 khách sạn 3 sao và nhiều khách sạn đạt 1-2 sao.

Có các tuyến du lịch như: khu văn hoá du lịch Kim Long, Nam Châu Hội Quán, phố cổ Gia Hội – Chi Lăng, phố đêm Bạch Đằng, Hàn Thuyên; nghe ca Huế trên sông Hương, đi thuyền dọc sông Hương, sông Ngự Hà. Thưởng thức các món ăn đặc sản truyền thống rất phong phú, đa dạng, mang đậm đặc trưng của Huế như bánh bèo, nậm lọc, bánh khoái, thanh trà, tôm chua, mè xửng, cùng với các sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm theo dấu ấn của lịch sử.

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Diện tích: 1.285,4 km2
Dân số: 973,8 nghìn người (2012)
Đơn vị hành chính:
  • Quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ
  • Huyện: Hoà Vang, Hoàng Sa
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Cờ Tu, Tày…

Điều kiện tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.

Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao thuộc huyện Hòa Vang (phía tây bắc của tỉnh) với núi Mang 1.708m, núi Bà Nà 1.487m. Phía đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến bãi biển Non Nước. Phía nam có núi Ngũ Hành Sơn. Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn.

Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 28ºC– 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9, 10 hàng năm.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 1888, từ xa xưa đã là hải cảng quan trọng của Việt Nam, nay là một trung tâm kinh tế, một thành phố lớn nhất miền Trung. Đà Nẵng không chỉ gắn bó mật thiết với Quảng Nam mà còn với cả miền Trung, Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia.

Đà Nẵng có khu vực cảng Đà Nẵng với cảng biển Tiên Sa (cảng sâu) và 9 cầu cảng dọc sông Hàn, có sân bay quốc tế Đà Nẵng, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Đà Nẵng còn là nơi hội tụ các xí nghiệp lớn của các ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Đến với vùng đất Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp đi thăm các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Bà Ná, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà… và có thể bơi lội thoả thích ở các bãi biển đẹp, cát trắng mịn kéo dài hàng chục ki lô mét. Tiềm năng du lịch của vùng đất Đà Nẵng thật to lớn.

Giao thông
Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không của cả nước và khu vực. Đà Nẵng nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A, cách Hà Nội 763km. Từ Đà Nẵng có các chuyến bay đi Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Pleiku. Có 5 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng đã được mở từ Bangkok, Hong Kong, Siêm Riệp, Đài Bắc và Singapore với 5 hãng hàng không: Vietnam Airlines, PB Air, Siem Riep Air way, Far Transportasion và Sil Airway

THÀNH PHỐ HẠ LONG

Diện tích: 105 km2
Dân số: 438.796 người (năm 2008)
Đơn vị hành chính:
  • Phường: Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Bãi Cháy, Hồng Hà, Bạch Đằng, Giếng Đáy, Hà Tu, Trần Hưng Đạo.
  • Xã: Việt Hưng, Hà Khẩu, Hà Lầm, Hà Phong, Yết Kiêu, Đại Yên, Hồng Gai, Hà Trung, Hà Khánh, Hùng Thắng, Tuần Châu
Dân tộc: Kinh

Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố trước đây là thị xã Hòn Gai. Phía đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, tây giáp thị xã Quảng Yên, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là vịnh Hạ Long với bờ biển dài trên 20 km.

Vịnh Hạ Long nổi tiếng ở trong và ngoài nước và được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi tạo hoá kỳ vĩ và sống động. Hạ Long còn có những đền, miếu, di tích lịch sử văn hoá (núi Bài Thơ, đền Đức Ông, chùa Long Tiên…) làm cho phong cảnh hữu tình, nên thơ bởi cảnh quan thiên nhiên lại càng thêm hấp dẫn bởi bàn tay con người.Dân cư sống ở thành phố Hạ Long chủ yếu là dân tộc Việt (Kinh), hầu hết là người từ các vùng khác đến lập cư ở đây.Thành phố Hạ Long nằm hai bên Cửa Lục, phía đông Hạ Long là khu vực phát triển công nghiệp và tập trung hầu hết các cơ quan quản lý của tỉnh. Khu vực phía tây thành phố Hạ Long (Bãi Cháy) là khu du lịch hoạt động sôi động.

Kinh kế của thành phố ngoài hoạt động du lịch là sôi động nhất, còn có các hoạt động kinh tế khác như: thương mại, cảng biển, công nghiệp than, khai thác và chế biến hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất bia…

THÀNH PHỐ NHA TRANG

Diện tích: 251km2
Dân số: 362 ngàn người (2008)

Thành phố Nha Trang nằm trong một thung lũng núi vây 3 phía Bắc – Tây – Nam và tiếp giáp với bờ biển về phía Đông. Sông Cái Nha Trang và sông Cửa Bé chia Nha Trang thành 3 phần, gồm 27 xã, phường.

Phía Bắc sông Cái gồm các xã Vĩnh Lương, Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc và khu vực Đồng Đế gồm các phường Vĩnh Phước, Vĩnh Hải, Vĩnh Hoà, Vĩnh Thọ.

Phía Nam sông Cửa Bé là xã Phước Đồng với địa danh “Chiến khu Đồng Bò” và một vùng lý tưởng cho du lịch trong tương lai là rừng dừa sông Lô.

Trung tâm Nha Trang nằm giữa hai con sông, gồm khu vực nội thành với các phường Xương Huân, Vạn Thanh, Vạn Thắng, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Tiến, Phước Tân, Phước Hoà, Tân Lập, Lộc Thọ, Phước Hải, Phước Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên và các xã ngoại thành phía tây gồm Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, VĩnhTrung.

Nha Trang có 19 hòn đảo, với trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 người sống trên các đảo. Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng.

Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1.278km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448km, Cố đô Huế 630km, Phan Rang 105km, Phan Thiết 260km, Cần Thơ 620km.

Nha Trang có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Ở Nha Trang có nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các trường cao đẳng, trường day nghề, các trung tâm triển khai các tiến độ kỹ thuật chuyên ngành đã biến nơi đây thành một trung tâm khoa học – đào tạo của cả vùng Nam Trung bộ.

Đặc sản nổi tiếng của Nha Trang (và cũng là của Khánh Hoà) là yến sào. Tất cả các đảo có chim Yến đến đều nằm trong địa phận Nha Trang.

Các danh lam thắng cảnh ở Nha Trang có Tháp Bà Ponagar, Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Đảo Yến, Hòn Nội, Hòn Ngoại, Hòn Miếu, Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Lao, Hòn Thị, Sông Lô, bãi Tiên, đảo Ngọc Thảo, đồi La-San, biệt thựBảo Đại, chùa Long Sơn, tượng Kim Thân Phật Tổ, hồ cá Trí Nguyên, Thuỷ cung, chùa Đá Hang, đảo Khỉ Cù lao…

Vịnh Nha Trang là một trong số 29 vịnh trên thế giới được câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7/2003. Cùng với vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang là vịnh thứ hai của Việt Nam được xếp vào hàng danh dự này.

MŨI NÉ

Vị trí: Mũi Né thuộc địa phận phường Mũi Né, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm Tp. Phan Thiết 22km về hướng đông bắc.
Đặc điểm: Mũi Né – nàng công chúa ngủ trong rừng. Địa danh Mũi Né đồng nghĩa với hình ảnh những cồn cát có một không hai ở Việt Nam.

Mũi Né là tên một làng chài và cũng là một điểm du lịch quen thuộc. Dọc theo tỉnh lộ 706, từ trung tâm Tp. Phan Thiết đến Mũi Né là một dãy đồi đất thoai thoải và bãi cát ven biển rộng, thoáng mát với những rặng dừa tuyệt đẹp. Bãi biển nông thoải, nước sạch và trong, nắng ấm quanh năm, không có bão, là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý tưởng dành cho du khách. Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ nguyên thủy, chưa có sự khai thác của con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành, như bãi Ông Ðịa, bãi Trước và bãi Sau.

Ðến Mũi Né, du khách có thể tắm biển, nghỉ dưỡng, chơi thể thao, du thuyền trên biển, dã ngoại kết hợp săn bắn, câu cá, chơi golf… Tại Mũi Né còn có Ðồi Cát, nơi từ bao năm qua đã trở thành đề tài sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ngoài các bãi biển và cồn cát, khu vực này còn có nhiều cảnh đẹp như suối Tiên, lầu Ông Hoàng, tháp Chàm Pô-Sha-Nư. Dọc bãi cát ven biển là các làng du lịch, các khách sạn, biệt thự và nhiều công trình thể thao, giải trí.

HUYỆN PHÚ QUỐC

Huyện đảo Phú Quốc là huyện đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Kiên Giang. Thị trấn Dương Đông, thủ phủ đảo cách thành phố Rạch Giá 120km và cách Hà Tiên 45km. Nơi đây có sân bay Phú Quốc.

Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau.

Huyện đảo Phú Quốc bao gồm 36 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 573km², dài 50km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25km.

Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc nhiều đồi núi. Tại đây có Vườn quốc gia Phú Quốc, diện tích 31.422ha, trong đó có 12.794ha rừng. Hệ sinh vật có 929 loài thực vật, 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 62 loài rong biển…

Phú Quốc được mệnh danh là hòn đảo ngọc bởi sự giầu có do thiên nhiên ban tặng và tiềm năng du lịch phong phú, một vùng đất lạ. Quanh đảo có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Trường, bãi Khem, Gành Dầu, rạch Tràm, rạch Vẹm. Du khách có thể tắm biển, tắm suối, leo núi, vào hang, lên rừng…

Đặc sản nổi tiếng của Phú Quốc là nước mắm, hương vị ngọt, thơm được chế biến từ loại cá cơm đặc biệt, có độ đạm cao (trên 25ºC), hàng năm sản xuất khoảng 6 triệu lít. Biển Phú Quốc rất nhiều loại hải sản quý như tôm he, cá thu, cá chim, cá bạc má, cá thiều…

Phú Quốc có các cảng An Thới, càng Hòn Thơm, là nơi ra vào của tàu bè trong nước và quốc tế đến trao đổi hàng hóa. Đảo Phú Quốc là nơi có nhiều di tích lịch sử như khu căn cứ của người anh hùng Nguyễn Trung Trực, những kỷ vật của vua Gia Long trong những năm trôi dạt ra đảo (cuối thế kỷ 18), nhà tù Phú Quốc…

Ngày nay, hệ thống đường giao thông trên đảo đang phát triển nhanh chóng, cạnh đó là các tuyến vận chuyển hành khách từ đất liền ra đảo bằng cả đường hàng không lẫn hàng hải rất thuận tiện nên du khách có thể yên tâm đến cũng như đi lại trên đảo mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào. Hiện Vietnamairline phục vụ tuyến Tp. Hồ Chí Minh – Phú Quốc (mất 1 giờ), Rạch Giá – Phú Quốc (mất 40 phút). Ngoài ra còn có tàu cánh ngầm Rạch Giá – Phú Quốc (mất 2h35’).

THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Diện tích: 390,5 km2
Dân số: 197 ngàn người(năm 2007)
Đơn vị hành chính:
  • Phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
  • Xã: uân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung, Trạm Hành
Dân tộc: M’nông, Mạ, Cơ Ho…

Từ thành phố Hồ Chí Minh, theo quốc lộ 20 chừng 308km là đến Đà Lạt. Được người Pháp phát hiện từ những năm cuối thế kỷ 19 và hình thành vào những năm đầu thế kỷ 20, Đà Lạt là một thành phố nghỉ dưỡng trẻ trung với nhiều ưu thế tự nhiên về khí hậu và cảnh quan. Nhờ vào độ cao 1.475m so với mặt biển nên dù là một xứ nhiệt đới, Đà Lạt có được một khí hậu mát mẻ, dễ chịu của vùng ôn đới với nhiệt độ trung bình trong ngày thấp nhất là 15oC và cao nhất là 24oC. Mặc dù có hai mùa : mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau nhưng quanh năm Đà Lạt đều có nắng. Các nhà khí hậu học quả không quá lời khi gọi Đà Lạt là thành phố của mùa xuân

Do rừng, đồi hoang chiếm với diện tích lớn nên đất dành cho nông nghiệp ở Đà Lạt không nhiều, chỉ khoảng 3.600ha, chủ yếu trồng rau. Diện tích rừng Đà Lạt có chừng 16.400ha. Trong đó, rừng thông chiếm một diện tích đáng kể, hơn 10.300ha, là vật “trang sức” của thành phố. Thật vậy, những giải rừng thông đã làm cho Đà Lạt thêm duyên dáng. Hơn nữa, nó cũng đóng một vai trò tích cực trong việc tạo nên những nét đặc sắc về tiểu khí hậu, môi sinh ở nơi này. Không khí trong rừng thông trong lành, dễ chịu là điều kiện tốt cho sự nghỉ dưỡng.Đà Lạt ở trong khoảng từ 11º52′ -12º04′ vĩ độ Bắc và 108º20′ – 108º35′ kinh độ Đông, được giới hạn bởi ngọn Langbian cao 2.167m ở phía bắc, dãy núi Voi cao 1.756m bao quanh phía tây và phía nam, ngọn Lap-Bé Nord cao 1.732m phía đông bắc và ngọn Dan-se-na cao 1.600m ở phía đông. Tiếp theo bên trong là những quả đồi đỉnh tròn thấp dần sườn thoai thoải. Xen giữa chúng là những thung lũng, phần lớn là khu dân cư và trồng trọt. Hồ Xuân Hương nằm giữa được coi là trung tâm của thành phố, ở độ cao 1.475m. Vì vậy Đà Lạt gần có dạng lòng chảo hình bầu dục.

Đi sâu vào thành phố, du khách sẽ vừa khám phá một “bảo tàng” của các thác nước, những hồ đẹp, thung lũng hoa và đồi cỏ vừa thưởng thức những sản phẩm Đà Lạt bao gồm nhiều loại trái cây: hồng, mận, đào, bơ…, nhiều món ăn dân tộc độc đáo và các hàng lưu niệm của riêng vùng Đà Lạt. Ngày nay, đến Đà Lạt du khách sẽ cảm nhận được một nét kiến trúc rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo qua từng ngôi biệt thự ẩn mình trong cây lá hoặc rực rỡ bởi được phủ lên cả một rừng hoa.

Đà Lạt mang đậm trong mình bản sắc văn hoá Tây Nguyên đẹp như huyền thoại. Vào những ngày hội làng, ngày vui của gia đình, du khách sẽ được xem họ múa, hát, chơi nhạc bằng những nhạc cụ độc đáo mà âm thanh của nó nghe như tiếng gió hú, tiếng thác chảy trên ghềnh đá.

Với những ưu thế nội tại, Đà Lạt có thể cùng lúc tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lễ hội, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học…Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi đang trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước.

HUYỆN SAPA

Diện tích: 678,6km2
Dân số: 52.524 người.
Đơn vị hành chính:
  • Thị trấn: Sa Pa
  • Xã: Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Trung Chải, Tả Phìn, Sa Pả, San Sả Hồ, Bản Phùng, Lao Chải, Hầu Thào, Thanh Kim, Tả Van, Sử Pán, Suối Thầu, Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài, Nậm Cang.
Dân tộc: Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó, Kinh,Hoa.

Điều kiện tự nhiên
Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều.

Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa – Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”.

Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.

Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.

Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.

Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.

Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.

Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.

Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng.

Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.

Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.

Giao thông
Sa Pa nằm cách thành phố Lào Cai 38km và cách Hà Nội 376km. Để đến đây có 2 đường: một từ thành phố Lào Cai vào, một từ Bình Lư (Lai Châu) sang, bằng nhiều loại phương tiện như: ôtô, xe máy.