Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Nhờ cấu trúc xây dựng kiểu Pháp mà Đà Lạt được mệnh danh là một “Pari thu nhỏ”. Thành phố toạ lạc trên cao nguyên Langbiang, phía Nam cao nguyên Lâm Viên. Sự pha trộn hài hoà giữa cảnh vật thiên nhiên và di tích lịch sử là điểm đặc biệt mà Đà Lạt đem lại cho du khách.

Thành phố nhỏ này đủ để làm vương vấn lòng người và vùng ngoại ô thành phố được thiên phú cho những thác nước, hồ nước, rừng cây xanh mướt và những vườn hoa xinh đẹp. Thời tiết Đà Lạt quanh năm chỉ một mùa, tương phản với khí hậu nhiệt đới ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, vì vậy mà nơi này còn có biệt danh là “Thành phố của mùa xuân”.

ĐẾN ĐÀ LẠT BẰNG

ĐƯỜNG KHÔNG

Đà Lạt được nối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bằng các chuyến bay hằng ngày của hãng hàng không Vietnam Airlines. Tháng 9 năm 2009, sân bay Liên Khương được cải tạo và tái mở cửa, mở rộng kích thước, diện tích và nâng cấp sự sang trọng. Sân bay cách trung tâm thành phố khoảng 30km nên có thể đi từ đây về Đà Lạt bằng taxi (15$) hoặc bằng xe buýt (5$).

Bay từ Đà Lạt đến thành phố Hồ Chí Minh mất khoảng 45 phút và đến Hà Nội tầm 1 tiếng 40 phút. Giá vé khoảng từ 50$ đến 100$ cho một chặng bay hạng phổ thông, tuỳ thuộc vào nơi và thời gian mà bạn mua vé.

ĐƯỜNG BỘ

Nhờ sự chuẩn bị tốt, Đà Lạt có uy thế là một điểm đến nổi tiếng, chính điều này đã mở ra sự hoạt động của nhiều dịch vụ xe khách. Xe khách rẻ hơn một chút so với xe du lịch gia đình cho dù không được thoải mái bằng. Từ thành phố Hồ Chí Minh, Mũi Né hoặc Nha Trang, bạn có thể đặt vé xe khách (những công ty được giới thệu là Mai Linh, Thành Bưởi và Phương Trang) đến Đà Lạt từ đa số các đại lí du lịch hoặc văn phòng công ty xe khách. Vào mùa cao điểm (tháng 6 đến tháng 8), bạn nên có vé trước 1 ngày để đảm bảo chỗ ngồi của mình.

Dưới đây là thời gian ước chừng cho những chuyến đi và đến từ Đà Lạt:

  • Thành phố Hồ Chí Minh: 308km (7 tiếng)
  • Mũi Né, Phan Thiết: 257km (5 tiếng)
  • Nha Trang: 205km (4 tiếng)
  • Di Linh: 82km (2 tiếng)
KHÁC

Mặc dù đèo Ngoạn Mục là một nơi đầy ấn tượng và lí tưởng để chụp ảnh song đó lại không phải là lựa chọn tốt nhất nếu bạn đi xe máy hoặc lái ô tô lên Đà Lạt. Chọn đường đi đến Bảo Lộc và Di Linh sẽ ngắn hơn và an toàn hơn.

THỜI TIẾT

Thời tiết ở Đà Lạt

Nằm trong thung lũng xinh đẹp của núi Langbiang, Đà Lạt có điều kiện thời tiết ổn định nhất trong các điểm du lịch của Việt Nam. Ở độ cao 1500m so với mực nước biển, Đà Lạt có tiết trời mát lạnh quanh năm, mặc dù nhiệt độ có tăng nhẹ vào mùa hè tầm tháng 5 đến tháng 8 và hạ xuống một mức lạnh vào ban đêm. Độ ẩm cao tuy không so sánh được với các thành phố ở vùng thấp trũng hoặc ven biển.

Thời gian lí tưởng để du lịch

Giống như các vùng núi khác ở miền Trung Việt Nam, Đà Lạt có hai mùa chính: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, nên tốt nhất du khách nên đến Đà Lạt trong tầm tháng 11 đến tháng 3. Trời khô ráo và rất dễ chịu nên du khách có thể hoàn toàn thư giãn với môi trường trong lành ở đây và tham quan nhiều điểm đến thiên nhiên đầy mê hoặc như Hồ Xuân Hương hay Thung Lũng Tình Yêu. Hơn nữa, khoảng thời gian này là mùa hoa ở Đà Lạt, khi các loại hoa nhiều màu sắc đua nhau nở rực khắp mọi nơi. Ở đây còn có lễ hội hoa hằng năm vào tháng 1, khi nhiều loài hoa độc đáo từ các thành phố và các vùng khác của Việt Nam đến đây triển lãm.

Địa điểm giải trí

Đà Lạt là nơi nổi tiếng với nhiều hồ và thác nước thơ mộng, với hình ảnh biểu tượng là dòng nước mát lạnh được bao quanh bởi rừng cây xanh mướt, chẳng hạn như hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, thác Preen, thác Cam Ly, thác Đam Ri. Ngoài ra, khi tham quan vườn hoa Đà Lạt, Thung Lũng Tình Yêu, cao nguyên Langbiang hay đến thăm các dân tộc thiểu số đều để lại một ấn tượng khó quên trong tâm trí của hàng ngàn du khách.

Hai năm một lần, Lễ hội hoa quốc gia được tổ chức tại thành phố này cũng quy tụ được nhiều nước tham gia trên toàn thế giới.

Những điểm nổi bật của Đà Lạt:

  • Hồ Xuân Hương: nằm ở bên phải trung tâm thành phố, đây là địa điểm tụ tập của du khách cũng như dân địa phương.
  • Hồ Tuyền Lâm: Là một phần trong quần thể Thiền viện Trúc Lâm, hồ thật sự để lại sự thanh tịnh trong tâm trí của tất cả các du khách ghé đến đây.
  • Cao nguyên Langbiang: với đỉnh núi cao 2165m, nơi đây thực sự “cám dỗ” những nhà leo núi đầy ý chí.
  • Thung lũng Tình yêu: là nơi được tổ chức tốt bởi chính quyền địa phương, công viên này rất giống như một thiên đường dành cho những cặp đôi mới yêu, nơi họ có thể đi dạo, cưỡi ngựa hay thưởng thức một tách cà phê cao nguyên bên hồ nước.
  • Vườn hoa Đà Lạt: là ngôi nhà của một vùng mênh mông các loài hoa nhiệt đới lạ và giá trị, nơi đây giống một thiên đường trên hành tinh đến kinh ngạc.

CUỘC SỐNG VỀ ĐÊM Ở ĐÀ LẠT

Từ lâu Đà Lạt đã được biết đến là vùng đất ẩn giấu nét thanh cao của Việt Nam và đây là nơi trốn chạy hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm vẻ đẹp của tự nhiên và sự thư giãn. Thời tiết mát mẻ, không khí sảng khoái, trời xanh, rừng thông, hoàng hôn mù sương ở Đà Lạt đã làm say đắm lòng người trong nhiều thập kỉ qua, làm nên danh tiếng “Thành phố tình yêu” cho nơi này. Một trong những nét hấp dẫn nhất của Đà Lạt chính là đời sống về đêm.

Khi hoàng hôn buông xuống, những cơn gió mang không khí lạnh từ đồi núi ùa về, Đà Lạt như một thế giới khác về đêm, khác hẳn một Đà Lạt đầy màu sắc vào ban ngày.

Đêm xuống, Đà Lạt như khoe hết những nét đặc trưng làm xiêu lòng du khách: yên tĩnh, êm dịu, và còn sinh động, đầy sức sống. Nơi đây như “tắm” trong ánh sáng lung linh của hồ nước, sự rực rỡ của những quầy hàng và tia sáng lấp lánh từ nhà kính trồng hoa. Khung cảnh Đà Lạt về đêm được bao phủ nhẹ nhàng bởi những làn sương lạnh thật lãng mạn. Những ngôi biệt thự thanh nhã trên đồi thông hiện ra lờ mờ trong màn sương khiến phố núi trông xinh đẹp còn hơn cả một bức tranh. Đi lang thang dọc theo những con đường trong đêm, bạn sẽ ngập tràn trong không khí sảng khoái, mát lạnh, trong lành và rung cảm trước hương thơm ngọt ngào của hàng trăm loài hoa.

Khi đến thăm Đà Lạt, thành phố của sương mù và rừng thông, du khách khó lòng mà từ chối một cuộc đi dạo ở chợ đêm. Rộng lớn, đông đúc và ngập trong hàng hoá đa chủng loại, đây là điểm dạo chơi hàng đầu ở Đà Lạt. Ở đây bạn có thể tìm thấy tất cả các loại đặc sản địa phương và có cơ hội thưởng thức hương vị ngon lành của món Mỳ Quảng, vị béo và đậm đà của Bún bò giò heo. Thưởng thức những món ăn đặc biệt này kèm theo một cốc đậu nành nóng trong một buổi tối mát trời thực sự là một kỉ niệm khó quên.

Thiên đường bình yên này là thật sự là một người bạn thân để tận hưởng.

MUA SẮM Ở ĐÀ LẠT

Đà Lạt không chỉ là điểm đến đầy lãng mạn – nơi này còn là thiên đường mua sắm các món đặc sản như mứt, rau củ ôn đới và rượu vang nổi tiếng.

Chợ Đà Lạt

Nằm dưới chân một ngọn đồi, chợ Đà Lạt là một toà nhà nhiều tầng với kiến trúc độc đáo. Nó dẫn đến khu Hoà Bình ở đỉnh đồi bằng một cây cầu bắc từ tầng hai và nối với hồ Xuân Hương ở phía dưới bằng một con đường đi bộ dẫn tới lầu 1 của chợ. Đó là lí do vì sao nơi đây được gọi là điểm gặp nhau giữa sông và núi, đất và trời. Ngày qua ngày, nó thu hút nhiều loại đặc sản ở khắp nơi trên Đà Lạt đến đây. Chỉ cần dạo một vòng, bạn sẽ hiểu vùng đất kì diệu này nổi tiếng với điều gì.

Ngay phía trước chợ, các loại hoa đua nhau khoe sắc trong vô số cửa hàng. Ở đây bạn có thể mải mê trong màu sắc và hương thơm của hàng trăm loài hoa như hoa lan, hoa mimosa, hoa lay-ơn, hoa cúc, hoa cẩm chướng và hoa cẩm tú cầu. Chúng được bán theo cành hoặc bó, khi còn tươi hoặc sấy khô. Ồ! Hoa khô Đà Lạt thật sự rất thú vị. Chúng cũng tươi tắn và sống động như hoa tươi, còn thú vị hơn khi vẻ đẹp của chúng sẽ giữ nguyên trong vòng hai đến ba năm. Vậy nên mua hoa tươi rõ ràng là sự lựa chọn khôn ngoan hơn nếu bạn muốn mang sự thơ mộng của Đà Lạt về ngôi nhà của mình.

Khi bạn đi dạo trong chợ, ngoài những quầy hoa thì còn những quầy trái cây tươi và rau củ tươi đang chờ đợi bạn. Ở độ cao 1500m so với mực nước biển, Đà Lạt biểu hiện rõ đặc trưng qua thời tiết mát lạnh quanh năm, điều này đã phú cho vùng đất đồi núi các sản vật thiên nhiên phong phú mà không tìm thấy ở nơi nào khác ở Việt Nam. Nhiều loại trong số chúng được dùng để làm các sản phẩm thơm ngon như mứt dâu, si rô dâu tằm, trà atisô, trái cây sấy khô hoặc rượu vang Đà Lạt. Cứ thoải mái ăn thử và bạn sẽ nhận thấy chúng rất đáng đồng tiền. Tất cả chúng là đặc sản Đà Lạt.

Tầng thứ hai lấp đầy bởi các ki ốt bán hàng lưu niệm và đồ len với nhiều mẫu mã và màu sắc. Thu hút nhất là các loại áo len, khăn choàng, mũ len được đan bằng tay bởi những người thợ thủ công lành nghề ở Đà Lạt. Nổi bật nhất chính là những bản điêu khắc trên gỗ thông bằng loại “bút lửa” được phát minh bởi một gia đình vẫn còn giữ lại bản quyền. Tuy vậy thật tiếc nếu bạn phải dừng việc mua sắm khi chợ đóng cửa lúc 6 giờ chiều, nhưng có vẻ như bạn sẽ chẳng phải buồn lâu vì phiên chợ đêm (mà người dân địa phương còn gọi là chợ Âm Phủ) sẽ mở cửa sớm thôi trên con đường gần đó. Hoạt động đến 4 giờ sáng ngày hôm sau, chợ Âm Phủ đem lại cho bạn những món hàng giống hệt những món bạn đã thấy khi đi mua sắm vào ban ngày, thường với giá rẻ hơn và vẫn kèm theo chút tranh cãi (để trả giá). Sau tất cả là một niềm vui rung cảm ngập tràn khắp Đà Lạt cả ngày lẫn đêm.

Vườn dâu

Bạn có thể chọn kéo dài hành trình mua sắm của mình bằng cách thuê một chiếc xe máy hoặc đi xe ôm đến một trong rất nhiều vườn dâu ở vùng ngoại ô thành phố. Nếu bạn đến đây trong tầm từ tháng 5 đến tháng 8, bạn sẽ gặp may khi được xuống vườn và tự tay hái dâu. Mặt khác, những nơi sản xuất mứt này sẽ cho bạn cơ hội thú vị để thử làm trà atisô và mứt dâu tại gia.

Sẽ là một món quà lưu niệm tuyệt vời khi bạn mang về nhà một lọ mứt dâu hoặc mứt xoài. Và nếu là người yêu thích uống trà thì trà atisô Đà Lạt nổi tiếng có lợi cho sức khoẻ này sẽ giúp làm mát gan cho người hay uống rượu bia và mặt khác, sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Hãy đến và khám phá Đà Lạt theo cách của bạn!

TUYEN LAM LAKE

Vị trí: Hồ Tuyền Lâm nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km về hướng nam.
Đặc điểm: Hồ Tuyền Lâm rộng hơn 360ha, là địa điểm thích hợp cho các hoạt động thể thao, leo núi, chèo thuyền, câu cá.

Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển, hồ Tuyền Lâm đã được cải tạo thành điểm nghỉ mát lý tưởng của vùng cao. Hồ nằm cách Ðà Lạt 5km, gọn gàng giữa rừng thông mênh mông và dòng suối tía huyền thoại. Mùa khô ở vùng này kéo dài 6 tháng, không một hạt mưa, nhưng lòng hồ vẫn đầy ắp nước. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, hiếm khi có sóng lớn. Rừng thông ba lá phủ kín những ngọn núi, quả đồi quanh đó, trải ngút ngàn tầm mắt. Tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình và thơ mộng lạ kỳ. Ai đến thăm Ðà Lạt cũng ghé Thiền viện Trúc Lâm để từ trên đỉnh núi Phượng Hoàng phóng tầm mắt về phía đông nam, chiêm ngưỡng thắng cảnh nổi tiếng được tạo bởi bàn tay con người này.

Để tới Hồ Tuyền Lâm, ta theo quốc lộ 20, lên đèo Prenn, qua khỏi thác Ðatanla rẽ về phía trái chừng hơn 1km, băng qua những rừng thông ngút ngàn, du khách sẽ bắt gặp Hồ Tuyền lâm xanh biếc và đầy vẻ quyến rũ.

Với mặt nước mênh mông quanh co dưới chân những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp, ở mỗi khúc quanh, non nước trời mây hình như luôn biến đổi. Nơi này là rừng thông non, nơi kia là non cao với lớp lớp ngàn thông thẳng tắp. Tuyền Lâm ! thật đúng là non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình.Vào những ngày đẹp trời, dùng canô hay thuyền buồm du ngoạn trên mặt hồ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt những đồi thông xanh mởn, xen giữa là những cụm rừng già và những sườn đồi thoai thoải, soi bóng xuống mặt hồ. Trước khung cảnh ấy, lòng ta như bâng khuâng, đồng thời lại có cảm giác như vừa trút bỏ được hết những vướng bận của bụi trần để bước chân vào chốn thần tiên.

Buổi sớm, hồ nước phủ đầy sương trắng và yên tĩnh đến lạ kỳ, chỉ có tiếng chim quyện thành vòng, thành chuỗi để rồi tan xuống mặt hồ phẳng lặng. Buổi trưa bầu trời sáng láng, mặt hồ xanh biếc như biển khơi, lấp lánh ánh thủy tinh. Ðến chiều thì mềm ra trong ánh sáng mát lạnh và mặt hồ dần dần chuyển sang màu xanh thẫm. Nếu ngồi ở hồ Tuyền Lâm câu cá, làm thơ, hoặc đi dạo với người yêu vào những thời điểm như vậy, mới cảm nhận được hết vẻ kỳ ảo, thơ mộng và huyền diệu của cảnh sơn thủy hữu tình mà tạo hóa đã ban cho đất trời Ðà Lạt.

NÚI LANGBIANG

Vị trí: Núi Lang Biang nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 12km về phía bắc.
Đặc điểm: Đây là địa điểm thích hợp cho các nhà dân tộc học, cho các du khách yêu văn hoá truyền thống đến nghiên cứu văn hoá của các dân tộc Nam Tây Nguyên.

Núi Lang Bian còn được gọi là Núi Mẹ, gồm 2 ngọn, có độ cao 2.167m. Chuyện xưa kể rằng có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết – chàng K’lang và nàng Hơ Bian. Do lời nguyền thù hằn của hai bộ tộc mà hai người đã phải chia lìa. Nàng sau khi chết đã hóa thân thành dãy núi mà người dân tộc Hơ Ho-lạch gọi là Núi Mẹ và sữa từ bộ ngực của nàng đã tuôn tràn thành những dòng suối, dòng thác tươi mát cho đời. Từ đó hai ngọn núi được đặt tên là Lang Biang.

Tỉnh Lâm Ðồng có địa hình không bằng phẳng với 3 cao nguyên: Lang Bian-Ðà Lạt, Ðran-Liên Khương, Blao-Di Linh và một bình nguyên Ðạ Huai-Cát Tiên. Cao nguyên Lang Bian vào đầu thế kỷ 19 vẫn còn là một vùng đất thưa dân, hiểm trở. Người bản địa tập trung trong một số làng, đông nhất là Dankia. Qua một thế kỷ, diện mạo của cao nguyên Lang Bian thay đổi nhiều, trừ một vài nơi như vùng đồi Cù chống hạn. Từ trung tâm thành phố Ðà Lạt, sau 15 phút đi bằng xe máy hoặc xe ôtô, du khách đã có thể đến chân núi Lang Bian huyền thoại nơi có những bản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên như: dân tộc Lát, Chil (Cơ Ho)…Ngày nay người Lạch đến định cư ở đây nên buôn làng gắn bó với ngọn núi này. Từ tháng 11/1999, khu vực này đã được giao cho Công ty du lịch tỉnh Lâm Ðồng, với tên gọi là khu du lịch Lang Bian. Ðịa hình của Lang Bian rất thích hợp cho kiểu du lịch dã ngoại để tìm một chút hơi lạnh của miền sơn cước. Tại chân núi có nhiều khu đón khách. Ngoài những cơ sở nghỉ ngơi cao cấp, còn có khu cắm trại và nhiều dịch vụ cần thiết cho du khách. Họ dừng lại đây để nghỉ dưỡng tham quan thắng cảnh. Một số cắm trại qua đêm, quây quần bên ánh lửa với ché rượu cần, nghe những khúc hát cùng những âm thanh của nhạc cụ cổ truyền người Lạch. Họ ăn uống, ca hát, nhảy múa suốt đêm. Ban ngày xem các cô gái Lạch ngồi dệt thổ cẩm, du khách có thể mua những đặc sản của họ như chiếc gùi, những vóc thổ cẩm nhiều màu sắc.

Một số đoàn gồm những thanh niên trẻ, khỏe, thích những trò chơi mới lạ, leo núi, chinh phục đỉnh Lang Bian, dù lượn… Ðối với họ, chuyến đi còn là một thử thách của những người tham gia để vượt qua chính mình. Có ba cách lên tới đỉnh-nơi đặt logo Du lịch Ðà Lạt: đi xe Uoát, đi bộ hoặc leo bằng dây. Ngoài ra còn có một đường xuyên rừng khoảng 2km cũng lên tới đỉnh. Vài năm gần đây, trên đỉnh Lang Bian có loại hình dù lượn, xuống núi bằng dây. Cảm giác thú vị nhất của du khách là được ngự trị trên đỉnh đồi Rađa cao hơn 2.000m, thả hồn theo những đám mây đang bồng bềnh trôi. Ðứng ở đây có thể ngắm trọn vẹn thành phố Ðà Lạt mộng mơ, hiện ra như một bức tranh thủy mặc, phía tây là hồ Dankia-Suối Vàng trông như một tấm lụa đào khổng lồ nổi bật giữa màu xanh bạt ngàn của núi đồi.

LOVE VALLEY

Vị trí: Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía bắc
Đặc điểm: Thung lũng tình yêu chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biếc.

Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d’Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc thì khi đó cái tên “Thung lũng Tình yêu” được ra đời.

Năm 1972, nhờ đắp một con đập lớn vắt ngang thung lũng đã tạo ra một hồ nước lớn có tên là hồ Ða Thiện. Vì có hồ mà thung lũng này càng thêm thơ mộng, tăng thêm sự hấp dẫn đối với du khách và nhất là đối với những lứa đôi ở khắp miền đất nước. Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc cấp, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây Thung lũng Tình yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa như một bức tranh, sinh động với những cánh buồm chấp chới trên hồ.

Cách trung tâm thành phố chừng 7km về hướng Đông – Bắc, Thung lũng Tình yêu là một thắng cảnh trữ tình và thơ mộng vào bật nhất Đà Lạt. Trước kia du khách thường từ ngã 5 Đại học theo đường Phù Đổng Thiên Vương để đến nơi đây, du khách có thể đi một mạch từ hồ Xuân Hương đến Thung lũng Tình yêu bằng đường vòng Lâm Viên một con đường mới xây dựng.

Thoạt đầu người Pháp gọi nơi đây là Valley d’Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành Thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng Thị xã lúc bây giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các địa danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tính độc lập của dân tộc, thì cái tên Thung Lũng Tình Yêu đã càng trở nên quen thuộc và in đậm trong tâm thức nhiều người.

Thung lũng Tình yêu vốn đã đẹp và cuốn hút bởi lũng sâu và đồi thông, lại càng hấp dẫn hơn khi vào năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang tạo thành hồ Đa Thiện, làm biến đổi hình thái và tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan nơi đây. Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bật cấp, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây Thung lũng Tình yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh, sinh động với những cánh buồm nhấp nhới trên hồ. Những con đường đất đỏ uốn lượn vòng vèo có thể đưa khách lên đồi hoặc dẫn đền tận đỉnh núi Langbian thấp thoáng trong mây.

Du khách cũng có thể vượt qua chiếc cầu nhỏ để khám phá đồi Địa Đàn, một địa điểm lí tưởng nhờ được bao quanh bởi hồ nước. Những cái balcon trắng toát soi bóng mặt hồ là những vị trí thuận tiện để câu cá hay hàn huyên tâm sự. Giữa thiên nhiên gió lộng, du khách tưởng như đang lạc vào một cõi tiên nào đó với màu xanh bất tận và ánh sáng khúc xạ diệu kỳ tạo thành những mãng không gian thực thực hư hư. Đến với Thung Lũng Tình Yêu, sẽ là thiếu sót nếu chỉ quẩn quanh những nơi náo nhiệt với chen chúc dòng người mua sắm, bởi nơi đây vẫn còn ẩn giấu bao điệu kỳ diệu đang chờ bạn khám phá

THÁC PRENN

Vị trí: Thác Prenn nằm ngay dưới chân đèo Prenn – nơi cửa ngõ ra vào Đà Lạt, sát quốc lộ 20, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 10km.
Đặc điểm: Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời kỳ xa xăm vào khoảng thế kỷ 15 – 17, khi vùng núi đồi nơi đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là “vùng xâm lăng”, còn các dân tộc bản địa như Lat, Chil, Sré lại gọi kẻ xâm lăng là “người Prenn”.

Từ thành phố Hồ Chí Minh theo đường 20 lên Ðà Lạt phải qua đèo Prenn dài 10km. Đến chân đèo, đi khoảng 100m du khách sẽ được tận hưởng sự êm dịu và duyên dáng của một bức màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10m xuống một thung lũng nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và đồi thông. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý. Một chiếc cầu cong nho nhỏ được bắc ngang qua hồ nước.

Du khách hãy lên cầu đi sát tới bức màn nước để cảm nhận sự dịu dàng của thác Prenn. Du khách có thể men theo các con đường dẫn đến vườn thú, vườn lan hay thư thả dạo gót hoa viên ngắm nhìn những bông hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ở một góc độ khác, vườn đá Thái Dương với dự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị. Đặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như đang đi vào cõi thần tiên