Tây Nguyên, mảnh đất hoang sơ và hùng vĩ với những thiên sử thi hùng trang và có diện tích rộng lớn với hơn 50.000km2 bao gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông Và Lâm Đồng. Ngoai trừ thành phố Đà Lạt, Tây Nguyên trong ấn tượng của tôi là một vùng đất mộc mạc với những con đường đất đỏ quanh co, những cánh rừng bạt ngàn, những buôn làng với những đồng bào dân tộc ít người ….và một nét văn hóa độc đáo: văn hóa Cồng chiêng.

cong chien tay nguyen

Tây Nguyên là thiên đường cho những ai đam mê khám phá với những cũng đường trekking tuyệt đẹp, hay những địa điểm tham quan ấn tượng: hồ Tà Năng, khu du lịch sinh thái Măng Đen, vườn quốc gia Yok Đôn, hồ Lắk-Buôn Jun, hay những thác nước hùng vĩ tuyệt đẹp.

Tây Nguyên là địa điểm du lịch lý tưởng bất kể thời gian nào trong năm, tuy nhiên đối với những ai đặc biệt yêu thích sắc vàng của hoa dã quỳ thì đầu tháng 11 là thời gian lí tưởng nhất để đến Tây Nguyên, không những thế du khách còn được đắm chìm vào không gian văn hóa dân tộc với hàng loạt các hoạt động trong khuôn khổ Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên diễn ra hàng năm.

cong chien tay nguyen

Sau “Nhã Nhạc Cung Đình Huế” thì “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản thứ 2 của Việt Nam vinh dự được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”.

Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ là loại nhạc cụ độc đáo, thể hiện sâu sắc những tín ngưỡng tâm linh cũng tinh thần đoàn kết của các dân tộc Tây Nguyên mà còn là một biểu tượng đặc trưng cho nét văn hóa của một cùng đất sử thi. Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên dự kiến sẽ được tổ chức tại Gia Lai trong 3 ngày 9, 10, 11 tháng 11 năm 2018 với sự tham gia của khoảng 1.200 nghệ nhân đến từ 5 tỉnh thuộc Tây Nguyên. Với sứ mệnh hướng tới cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên – những người chủ nhân của văn hóa cồng chiêng, Festival văn hóa Cồng chiên Tây Nguyên sẽ chủ yếu diễn ra các hoạt động mang yếu tố dân gian và yếu tố cộng đồng.

Festival Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018

Các hoạt động chính của Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm: lễ hội đường phố sẽ diễn ra tại các đường phố lớn của thành phố Pleiku, phục dựng các lễ hội truyền thống của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên như: mừng lúa mới, mừng nhà rông mới… phục dựng các nghi lễ của các dân tộc, mô phỏng các làng nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát, chỉnh chiêng… tham gia biễu diễn các nhạc cụ dân tộc, diễn xướng những thiên sử thi bi tráng và đặc biệt là triễn lãm ảnh về kKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Đây là hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc, góp phần giữ gì các giá trị văn hóa quý báu.